Kinh nghiệm hay

Ăn dặm tự chỉ huy: Những điều mẹ không thể bỏ qua khi thực hiện

lazy

Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp mới du nhập vào Việt Nam đã và đang được rất nhiều bố mẹ hiện đại lựa chọn. Vậy phương pháp ăn dặm bé chỉ huy là gì? Khi nào bé sẵn sàng để tự mình ăn dặm, ưu nhược điểm và các món có thể tham khảo cho bé ăn dặm? Cùng Bear khám phá tất cả những thắc mắc này qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.

1. Ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp cho phép trẻ tự quyết định món ăn và cách ăn theo ý muốn của mình. Phương pháp này có thể giúp kích thích quá trình phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là về khả năng vận động, linh hoạt và xử lý thức ăn. Dù trẻ được ăn dặm bằng bất kỳ phương pháp nào, nhưng vẫn cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong giai đoạn này.
  • Đảm bảo trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Trong cùng một nhóm, nên cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau để đa dạng hóa khẩu vị của trẻ.
  • Bắt đầu với lượng thức ăn ít, sau đó tăng dần, từ loãng đến đặc. Cần điều chỉnh từng bước từ thức ăn mịn đến thức ăn có cấu trúc.
  • Cho trẻ ăn theo đúng độ tuổi, phương pháp và cách ăn đúng.
  • Nên tạo thói quen ăn đúng giờ và đúng bữa.
  • Nên ăn cùng gia đình, tập trung và không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính.
  • Đặc biệt, không ép trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn những món trẻ không thích.
Ăn dặm chỉ huy – phương pháp cho phép bé tự quyết định món ăn

Ăn dặm chỉ huy – phương pháp cho phép bé tự quyết định món ăn

2. Đánh giá về phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Ăn dặm chỉ huy là một phương pháp mới vẫn còn mang đến nhiều tranh cái với các ông bố bà mẹ. Vậy để hiểu hơn về phương pháp này, chúng ta cùng tham khảo về những đánh giá ưu điểm cũng như nhược điểm dưới đây:

Xem thêm:   Học cách nấu cháo tôm ăn dặm cho bé nhà bạn

2.1. Ưu điểm của ăn dặm tự chỉ huy

Không phải tự nhiên mà phương pháp ăn dặm chỉ huy được nhiều người lựa chọn và được nhiều tổ chức y tế khuyến cáo. Tất cả đều bởi những ưu điểm như:

Phát triển khả năng vận động

Ở phương pháp này bé sẽ sử dụng ngón trỏ và ngón cái để nắm, cầm thức ăn. Đây là một bước tiến quan trọng trong phát triển kỹ năng vận động của bé.

Tăng cường khả năng vận động và nhạy cảm giác quan

Phương pháp BLW yêu cầu bé kết hợp sử dụng tay, mắt và miệng cùng một lúc. Điều này giúp bé phát triển các cơ quan liên quan tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp BLW còn giúp bé nâng cao khả năng cảm nhận thông qua thị giác, xúc giác, vị giác và âm thanh khi bé nhai thức ăn trong miệng.

Khuyến khích độc lập

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho phép bé trở nên độc lập hơn. Trong quá trình ăn dặm theo phương pháp này, bé sẽ hiểu được cách tự mình ăn mà không cần sự giúp đỡ của mẹ, và có thể tự do chọn lựa những món mà bé thích ăn.

Phương pháp BLW giúp bé tự lập và tăng vận động

Phương pháp BLW giúp bé tự lập và tăng vận động

Hạn chế tình trạng biếng ăn

Khi bé đã quen với các loại thức ăn có độ dày khác nhau như thức ăn dạng thô, dạng lỏng và súp từ khoảng 6-7 tháng tuổi, mẹ có thể linh hoạt thiết kế thực đơn cho bé ăn dặm. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy giúp bé cảm thấy thích thú hơn khi được tự do ăn uống theo sở thích của mình, do đó giúp hạn chế tình trạng biếng ăn.

Phát triển cơ hàm

Bằng cách cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau như rau củ luộc, thịt, trứng, cơm nắm…, bé sẽ thực hiện các cử động đa dạng cho miệng, cơ mặt và hàm. Điều này giúp bé phát triển kỹ năng nói chuyện dễ dàng hơn.

2.2. Nhược điểm của bé ăn dặm chỉ huy

Mặc dù phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy mang lại nhiều lợi ích cho bé, nhưng cũng có một số nhược điểm cần lưu ý, bao gồm:

  • Lo ngại về an toàn: Một số cha mẹ lo lắng rằng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có thể dẫn đến tình trạng bé sặc nhiều hơn so với việc dùng thìa. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng cho vấn đề này.
  • Thời gian dọn dẹp sau bữa ăn: Cho dù mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm nào, việc lộn xộn sau bữa ăn là điều không tránh khỏi.
  • Nguy cơ thiếu dinh dưỡng do ăn không đa dạng: Một nghiên cứu cho thấy bé ăn dặm bé tự chỉ huy có thể tiêu thụ lượng chất béo và chất béo bão hòa cao hơn. Đồng thời hấp thụ ít sắt, kẽm và vitamin B12 hơn so với phương pháp ăn dặm truyền thống.
Xem thêm:   Trổ tài đầu bếp cùng 5 món cháo cua ăn dặm cho bé yêu

3. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có thể áp dụng khi nào?

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé đạt 6 tháng tuổi. Việc chọn thời điểm này là vì khi bé đủ 6 tháng tuổi, bé đã có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với việc chỉ sử dụng sữa mẹ.

Bé từ 6 tháng tuổi thích hợp để áp dụng phương pháp BLW

Bé từ 6 tháng tuổi thích hợp để áp dụng phương pháp BLW

Đồng thời, hệ tiêu hóa của bé cũng đã phát triển hơn so với giai đoạn trước đó. Vì vậy, việc cung cấp cho bé đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bé hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, mẹ cần chú ý những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm như: khả năng ngồi thẳng mà không cần nhiều sự hỗ trợ và khả năng vươn người để lấy đồ vật…

4. Cho bé ăn dặm tự chỉ huy cần chuẩn bị những gì?

Để bé có thể ăn dặm chỉ huy một cách tốt nhất và bớt vất vả cho mẹ trong việc dọn dẹp sau ăn mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ dưới đây:

  • Yếm máng: Mẹ nên chọn yếm máng làm từ nhựa hoặc silicon mềm vì chúng không thấm qua áo quần.
  • Ghế ăn dặm riêng cho bé: Mẹ nên chọn một chiếc ghế nhỏ gọn, dễ vệ sinh và di chuyển thuận tiện. Ghế nên có thể đặt lên ghế cao hoặc có các mức điều chỉnh độ cao khác nhau nếu cần đặt xuống sàn.
  • Bát, đĩa, cốc riêng cho bé: Mẹ nên ưu tiên chọn bát dính, thìa có độ sâu vừa phải và cán cầm dày. Cốc đựng nước cần có vạch định mức.
  • Dụng cụ nấu ăn giúp mẹ tiết kiệm thời gian, món ăn ngon: Nồi nấu chậm (vừa có thể nấu cháo, hầm vừa có thể hấp, cài đặt thời gian…).
Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bé ăn dặm chỉ huy tốt nhất

Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bé ăn dặm chỉ huy tốt nhất

5. Làm gì để tăng hiệu quả khi cho ăn dặm bé chỉ huy?

Ăn dặm tự chỉ huy cho bé đòi hỏi cần có sự chuẩn bị rất kỹ về tinh thần vẫn thời gian. Dưới đây là hướng dẫn được đánh giá hiệu quả mẹ có thể tham khảo:

  • Chuẩn bị đầy đủ ghế ăn, yếm và các dụng cụ cho bé.
  • Luôn giám sát bé khi bé ăn dặm và không để bé ăn một mình.
  • Bắt đầu với những thực phẩm có kích thước phù hợp với kích cỡ tay bé. Sau đó, có thể giảm kích thước một chút để giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm.
  • Mẹ có thể chia sẻ những món ăn của người lớn trong gia đình với bé, như rau luộc, cơm hay cà chua.
  • Quá trình trải nghiệm của bé là quan trọng. Nếu bé vô tình vung tay và ném đồ ăn, mẹ cần kiên nhẫn dọn dẹp.
Xem thêm:   5 cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm cực ngon bổ dưỡng

6. Một số sai lầm khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy mẹ nên tránh

Đã có rất nhiều ba mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm chỉ huy cho bé thành công. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp ba mẹ mắc phải sai lầm, vậy sai lầm đó là gì?

6.1. Áp dụng phương pháp quá sớm

Bắt đầu sử dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) quá sớm cho các bé nhỏ không chỉ tăng nguy cơ thất bại mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đồng thời, điều này cũng có thể làm bé cảm thấy chán ghét việc ăn và dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Không nên áp dụng phương pháp BLW quá sớm cho bé

Không nên áp dụng phương pháp BLW quá sớm cho bé

6.2. Thực phẩm không phù hợp

Việc lựa chọn thực phẩm đúng cho bé ăn là rất quan trọng. Trong giai đoạn này, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có hạt như đậu đũa, vì điều này có thể gây nguy hiểm nghẹn và hóc. Ngoài ra, khoai tây và khoai lang cũng không phù hợp cho bé khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Nếu muốn cho bé ăn, mẹ có thể chờ đến khi bé được 7 – 8 tháng tuổi.

6.3. Cho bé ăn quá nhiều

Trong giai đoạn đầu, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW không nhằm mục đích làm cho bé no bụng. Thay vào đó, phương pháp này giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm thực phẩm và kỹ năng nhai nuốt. Đồng thời phương pháp còn tạo sự quen thuộc với mùi vị thực phẩm. Vì vậy, trong 1 bữa mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều.

7. Gợi ý một số món giúp bé bắt đầu làm quen với ăn dặm tự chỉ huy

Với phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, thực đơn cần chuẩn bị có thể nói là khá đơn giản nhưng cần phải chú ý và thận trọng trong việc lựa chọn. Dưới đây là một vài món phù hợp trong độ tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm chỉ huy mẹ có thể tham khảo:

  • Một cách đơn giản nhất là chuẩn bị những món rau củ, cắt thành miếng nhỏ và luộc chín. Những loại rau củ được khuyến khích bao gồm: cà rốt, bí, súp lơ, bắp, giá đỗ…
  • Bạn có thể chế biến lòng đỏ trứng bằng cách rán hoặc luộc, sau đó cho bé tự cầm ăn. Lòng đỏ trứng giàu chất béo, rất tốt cho sự phát triển của bé.
  • Thịt gà và thịt lợn có thể luộc, quay và cắt thành những miếng nhỏ để bé dễ dàng ăn.
  • Một món ngon khác là mì hoặc bún xào, kết hợp với lòng đỏ trứng và giá đỗ.
Rất nhiều món ăn ngon, dễ chuẩn bị cho bé ăn tự chỉ huy

Rất nhiều món ăn ngon, dễ chuẩn bị cho bé ăn tự chỉ huy

Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp hiện đại mang lại đến nhiều lợi ích cho trẻ và cả mẹ trong vấn đề chăm sóc con. Tuy nhiên, để phương pháp đạt hiệu quả mẹ cần phải có thời gian và sự kiên trì với con cũng như áp dụng một cách đúng đắn. Bear Vietnam hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thể hiểu hơn về phương pháp này và áp dụng một cách tốt nhất.

author-avatar

Giới thiệu về Hạnh Đỗ

Tôi là Hạnh Đỗ, là một bà mẹ trẻ nên tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách trong hành trình làm mẹ và nuôi dạy con cái. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các mẹ khác để các mẹ có thể có một hành trình làm mẹ trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *