Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đúng chuẩn bé hợp tác ngon miệng

Hiện nay, rất nhiều ông bố bà mẹ áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật. Với cách thức ăn dặm này sẽ giúp bé kích thích trí tuệ, tăng khả năng học hỏi, khám phá tốt hơn. Vậy phương pháp ăn dặm này có gì độc đáo? Để rõ hơn về cách ăn dặm kiểu mới này, bạn đọc hãy khám phá, tìm hiểu xem ngay bài viết cùng với Bear Vietnam nhé!

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm là cách đơn giản giúp bé chuyển hướng uống sữa sang thức ăn dạng thô theo cơ chế nhanh và nuốt. Ăn dặm kiểu Nhật hiện nay rất được nhiều các bậc phụ huynh lựa chọn. Đây là phương pháp ăn dặm của người Nhật Bản khi phối hợp các loại thực phẩm khác nhau theo hương đa dạng. Điều này sẽ giúp bé kích thích ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật là cách cho bé ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau

Ăn dặm kiểu Nhật là cách cho bé ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau

2. Khi nào nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm kiểu Nhật

Giai đoạn phù hợp nhất để trẻ có thể bắt đầu làm quen với cách ăn dặm kiểu Nhật này đó là khoảng từ 5 tháng 15 ngày. Hoặc có thể bắt đầu cho bé ăn khi đạt đủ các tiêu chí phát triển như: khả năng tự ngồi, vùng cổ giữ vững. Ngoài ra bé cũng phải có hứng thú với các loại thức ăn thô và không dùng lưỡi đẩy thìa khi mẹ cho thức ăn vào miệng.

Cho bé ăn dặm khi khoảng 5 - 6 tháng tuổi

Cho bé ăn dặm khi khoảng 5 – 6 tháng tuổi

3. Đánh giá thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng có tốt không?

Để biết được phương pháp ăn dặm này có tốt không, bạn đọc hãy dựa vào các đánh giá về ưu điểm, nhược điểm bên dưới đây nhé. Cụ thể:

Xem thêm:  12 cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng

3.1. Về ưu điểm

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ có những ưu điểm đáng nên nói đến như sau. Cụ thể:

  • Đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho bé khi không cho thể bất cứ chất phụ gia hay gia vị nào.
  • Việc tách biệt món ăn trên mâm sẽ giúp bé phát triển vị giác, phân biệt mùi vị của từng món ăn.
  • Áp dụng thực đơn ăn dặm này cho bé 6 tháng sẽ giúp bỏ qua giai đoạn ăn bột và chuyển hẳn sang ăn cháo loãng, rau củ, cơm.
  • Giúp bé hình thành thói quen tự lập khi tự ngồi trên bàn ăn, tự chọn món mình thích mà không phụ thuộc vào bố mẹ mớm cho ăn.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn khi bé có thể tùy ý chọn món mà mình muốn thử ăn.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp bé phát triển trí não, khả năng học hỏi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp bé phát triển trí não, khả năng học hỏi

3.2. Về hạn chế, nhược điểm

Mặc dù phương pháp ăn dặm này có nhiều ưu điểm nhưng vẫn có một số điểm hạn chế như sau:

  • Bước chuẩn bị thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi thường mất khá nhiều thời gian.
  • Thực phẩm khi chế biến còn thừa nhiều nên việc cất giữ trong tủ lạnh là điều được nhiên. Nhưng việc cất trữ thực phẩm qua ngày sẽ làm mất đi độ tươi ngon, mùi vị bớt đi phần nào.
  • Việc cho trẻ tự chọn món ăn sẽ khiến các bé kén ăn sẽ chỉ ăn lại mỗi một món nên sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

4. Nguyên tắc vàng khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Không phải cho bé ăn dặm kiểu gì cũng được mà phải áp dụng theo nguyên tắc riêng. Cụ thể:

Bé từ 5 – 6 tháng tuổi là thời gian đủ để bé có khả năng ăn dặm nhưng tốt nhất là tháng thứ 6 khi hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển.

Chọn dưỡng chất phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Nên xác định thực phẩm, dưỡng chất cần bổ sung cho bé trước khi tiến hành thực đơn ăn dặm. Cụ thể:

  • Chất đạm, protein: Có trong thịt, cá, đậu hũ, đậu nành, đậu xanh,…
  • Vitamin, chất xơ: Có trong cà rốt, bông cải xanh, cam, dâu, bơ, chuối,…
  • Tinh bột: Có trong bánh mì, cháo trắng, khoai lang, gạo lứt,…
Cho bé ăn dặm tùy theo nhu cầu của trẻ

Cho bé ăn dặm tùy theo nhu cầu của trẻ

5. Tổng hợp các gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé trong 30 ngày

Chuẩn bị thực đơn cho bé ăn dặm là rất quan trọng bởi hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng con non yếu. Khi mới cho bé ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ hãy ưu tiên nấu cháo bằng nước lọc hoặc nước dashi tự nấu cho bé ăn. Nước dashi được nấu từ rong biển, các loại rau củ và là loại nước được các mẹ Nhật Bản ưa dùng khi cho bé ăn dặm. Thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé, tham khảo:

Xem thêm:  5 món cháo ăn dặm cho bé cùng với khoai lang, khoai tây

5.1. Thực đơn ngày 1, 2, 3

Đối với những ngày đầu tiên, mẹ nấu cháo cho bé ăn theo tỷ lệ 1:10 (1 bột gạo, 10 phần nước). Bột cháo sau khi nấu nở ra đem đi lọc qua rây cho nhuyễn và cho thêm nước dashi vào nấu đến khi đạt được độ loãng gần với sữa mẹ là được. Bạn hãy cho bé ăn thực đơn này trong 3 ngày đầu tiên mới tập ăn dặm.

Chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé phong phú để bé có hứng thú hơn khi ăn

Chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé phong phú để bé có hứng thú hơn khi ăn

5.2. Thực đơn ăn dặm ngày 4, 5

Thực đơn trong ngày này bạn nấu cháo trắng với nước dashi như thực đơn ngày 1, 2, 3. Tuy nhiên sang ngày thứ 4, thứ 5 sẽ bổ sung thêm một ít cà rốt nghiền nhuyễn để cung cấp vitamin cho bé.

5.3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 6

Ở ngày thứ 6, bạn nấu bột gạo với nước dashi theo tỷ lệ 1:10. Sau đó chuẩn bị một ít su su sơ chế sạch, đem hấp chín và nghiền nhuyễn cho vào cháo để bé tập ăn dặm.

5.4. Thực đơn ngày 7

Ở ngày thứ 7, bạn nấu cháo bột gạo với nước dùng dashi và cùng với bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn. Cháo vẫn nấu theo tỷ lệ 1:10 và nấu cùng bí đỏ nghiền nhuyễn rồi cho bé ăn.

5.5. Thực đơn ăn dặm ngày 8

Sau khi hết tuần đầu tiên thử nghiệm với bột cháo và nước dashi, sang tuần thứ 2 bạn có thể cho bé ăn đa dạng thực phẩm hơn. Ở ngày thứ 8 này sẽ bắt đầu với món súp khoai tây nghiền. Đầu tiên hấp chín khoai tây, sau đó đem nghiền nhuyễn và cho thêm nước dashi vào nấu cùng đến khi có độ sền sệt vừa phải thì cho bé ăn.

5.6. Thực đơn ngày 9

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi ngày thứ 9 bạn chuẩn bị 15ml sữa đậu nành, 20ml khoai lang nghiền. Đầu tiên đem khoai hấp chín, nghiền nhuyễn và đem nấu sền sệt với sữa đậu nành cho bé ăn.

5.7. Menu ngày thứ 10

Thực đơn ngày thứ 10 bạn chuẩn bị 10ml, 20ml khoai tây nghiền nhuyễn và rau chân vịt. Rau chân vịt đem hấp chín rồi rây nhuyễn cùng với nước lọc hoặc nước dashi và cho khoai vào nấu cùng.

5.8. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 11

  • Cháo cải bó xôi nấu cùng nước dashi đã rây nhuyễn cho bé ăn.
  • Cà chua rây nhuyễn: Cà chua nên luộc chín, sau đỏ tách vỏ và bỏ hạt dễ dàng và đem xay nhuyễn bằng máy sinh tố.

5.9. Menu ngày thứ 12

Ngày thứ 12, bạn nấu cháo bột gạo với nước dùng dashi cho bé ăn. Khi nấu bạn có thể cho thêm vào cháo một ít phomai để kích thích vị giác cho bé. Cho bé ăn thêm cà chua nghiền nhuyễn, sữa chua không đường để tráng miệng.

5.10. Menu ăn dặm ngày 13

  • Sữa đậu nành tự nấu..
  • Cháo su su + dầu oliu.
  • Đậu hũ non.

5.11. Thực đơn ăn dặm ngày 14

  • Cháo bột gạo theo tỷ lệ 1:7
  • Bí đỏ nghiền phô mai.
  • Hành tây nghiền.
Xem thêm:  Học ngay 5 cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm

5.12. Thực đơn ăn dặm ngày 15

  • Khoai tây nghiền nấu cùng nước dùng dashi.
  • Cháo bí đỏ pho mai.
  • Nước ép táo cho bé uống pha theo tỷ lệ 1 táo, 5 nước lọc.

5.13. Thực đơn ăn dặm ngày 16

  • Cháo su su nấu với nước dùng dashi, dầu óc chó để tăng kích thích trí não.
  • Cà chua nghiền + nước dashi nấu lên cho bé ăn.

5.14. Thực đơn ăn dặm ngày 17

  • Sữa chua táo nghiền không có đường giúp bé tiêu hóa tốt.
  • Cháo bỉ đỏ trộn sữa

5.15. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 18

  • Súp hành tây.
  • Khoai tây trộn sữa.
  • Bắp cải tím nghiền.

5.16. Thực đơn ăn dặm ngày 19

  • Cháo bột gạo nấu cùng với nước dashi theo tỷ lệ 1:7
  • Súp hành tây.
  • Khoai tây nghiền rắc thêm pho mai.
  • Táo nghiền.

5.17. Thực đơn ăn dặm ngày 20

Ở thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày thứ 20, bạn cho bé ăn cà chua nghiền, khoai lang nghiền nấu cùng với nước dashi. Món ăn này sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu.

Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé sớm tự lập tốt hơn

Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé sớm tự lập tốt hơn

5.18. Thực đơn ăn dặm ngày 21

  • Cháo bột gạo nấu với nước dashi theo tỷ lệ 1:7.
  • Bắp cải tím nghiền.
  • Bí ngòi nghiền.
  • Súp đậu nành khoai lang.

5.19. Thực đơn ăn dặm ngày 22

  • Cà rốt nghiền trộn với sữa mẹ.
  • Cháo yến mạch.
  • Bí ngòi nghiền.

5.20. Thực đơn ăn dặm ngày 23

  • Khoai tây nghiền.
  • Đậu hũ non.
  • Cháo gạo trắng với nước dashi.
  • Chuối nghiền.

5.21. Menu ăn dặm ngày 24

  • 15ml đậu hũ non.
  • Bí ngòi nghiền.
  • Cháo bột gạo với nước dùng dashi và cho thêm một ít dầu quả óc chó để kích thích trí não phát triển.

5.22. Thực đơn ngày 25

  • Súp bí đỏ đậu nành.
  • Cháo dashi.
  • Su su nghiền.

5.23. Thực đơn ăn dặm ngày 26

  • Đậu hũ non tự làm.
  • Cà rốt nghiền.
  • Cháo su su rắc thêm phomai.

5.24. Thực đơn ngày 27

  • Bí ngòi nghiền.
  • Bắp cải tím nghiền.
  • Cháo rây + dầu quả óc chó.

5.25. Thực đơn ngày 28

  • Đậu phụ non nghiền nhuyễn.
  • Hành tây nghiền.
  • Cháo cà chua + nước dashi.

5.26. Thực đơn ăn dặm ngày 29

  • Bí đỏ nghiền
  • Súp khoai tây + đậu nành.
  • Cháo bột + nước dashi.

5.27. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 30

  • Cá lóc nghiền.
  • Cháo rau chân vịt nghiền.
  • Nước trái cây.

6. Một số điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Để áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thành công, bạn hãy chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Nên cho bé ăn riêng từng món ăn để giúp kích thích vị giác và giúp trẻ phân biệt được món ăn.
  • Nên quan sát từng cử chỉ, tâm lý của bé để điều chỉnh khẩu phần cho phù hợp.
  • Không nên ép bé ăn khi không muốn, bởi điều đó sẽ khiến bé có tâm lý sợ ăn, chán ăn.
  • Không để bé vừa chơi vừa ăn và thời gian ăn mỗi bữa nên dưới 30 phút.
  • Trước khi thử loại bột ăn dặm mới, bạn nên cho bé ăn lặp lại khoảng 2 – 3 ngày và theo dõi quan sát biểu hiện của bé.
Cho bé ăn dặm nên quan sát kỹ để đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp

Cho bé ăn dặm nên quan sát kỹ để đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các ông bố bà mẹ sẽ biết thêm một cách ăn uống khoa học cho bé yêu nhà mình. Bé vừa ăn, vừa được chơi vừa được khám phá sẽ gia tăng sự thích thú nhất. Vì vậy bé sẽ luôn háo hức đón chờ khám phá bữa ăn mà bạn chuẩn bị cho bé theo công thức ăn dặm khoa học này đó.

Hanh Do
Hanh Do

Tôi là Hạnh Đỗ, là một bà mẹ trẻ nên tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách trong hành trình làm mẹ và nuôi dạy con cái. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các mẹ khác để các mẹ có thể có một hành trình làm mẹ trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm theo dõi!

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Để lại bình luận

Bear Việt Nam
Logo
Register New Account
So sánh sản phẩm
  • Total (0)
So sánh
0
Giỏ hàng