Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng: Thông tin mẹ không nên bỏ qua

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần phải được bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bé hấp thu và phát triển toàn diện. Vậy những dưỡng chất cần bổ sung đó là gì? Bổ sung như thế nào để hợp lý và những món ăn nào nên bổ sung vào thực đơn? Để trả lời được tất cả những thắc mắc trên, mời bạn cùng Bearviet đón đọc bài viết dưới đây sẽ hiểu rõ.

1. Nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ 9 tháng như thế nào?

Trẻ nhỏ trong độ tuổi 9 tháng đã rất thích hợp để ăn dặm tăng thô. Bên cạnh đó, nhu cầu về dinh dưỡng cũng tăng lên đáng kể để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Vậy thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần bổ sung dinh dưỡng nào theo nhu cầu của trẻ?

1.1. Nhu cầu protein

Hàng ngày, trẻ 9 tháng tuổi cần tiêu thụ khoảng 1,4g protein/kg cân nặng để đáp ứng nhu cầu tăng của xương, cơ bắp và mô cơ thể. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý cho bé ăn những thực phẩm giàu protein với hệ số protein từ 70 – 85% bao gồm sữa, thịt, trứng…

Protein – dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện

Protein – dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện

1.2. Nhu cầu glucose

Thực tế, 8% glucose trong sữa mẹ là đường lactose, chiếm khoảng 7g/100ml sữa mẹ. Trong khẩu phần ăn của trẻ, 37% năng lượng là glucose. Vì vậy, cha mẹ cần kết hợp các loại thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ lượng glucose mà cơ thể trẻ 9 tháng tuổi cần.

1.3. Nhu cầu vitamin

Trong thực đơn ăn dặm của bé 9 tháng tuổi chắc chắn không thể thiếu thành phần vitamin. Việc bố ung vitamin thực sự giúp ích rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Liều lượng vitamin cần bổ sung như sau:

  • Vitamin B1: 0,5 mg.
  • Vitamin B2: 0,4 mg.
  • Vitamin B3: 4,0 mg.
  • Vitamin C: 30,0 mg.
  • Vitamin A: 400 mcg/ngày.
  • Vitamin D: 100 IU/ngày.

1.4. Nhu cầu lipid

Khi lập thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi, cha mẹ cần quan tâm đến lipid. Lipid đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng và cung cấp axit béo cần thiết cho quá trình hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K). Nhu cầu lipid của trẻ 9 tháng tuổi cũng phụ thuộc vào lượng chất béo trung bình trong sữa mẹ và từ nguồn bên ngoài mà trẻ nhận được.

Nhu cầu về Lipid của trẻ 9 tháng rất lớn

Nhu cầu về Lipid của trẻ 9 tháng rất lớn

1.5. Nhu cầu khoáng chất

Khoáng chất cũng là một trong những nhu cầu cấp thiết mà trẻ em trong độ tuổi 9 tháng rất cần. Điển hình:

  • Calci: Đặc biệt quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển xương và răng, đang hình thành ở trẻ trong giai đoạn này. Cha mẹ nên cung cấp khoảng 400 – 600 mg calci/ngày cho bé.
  • Sắt: Dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ.
  • Kẽm: Giúp tăng trưởng và hình thành hệ miễn dịch cho bé.
Xem thêm:  Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng: Những lưu ý mẹ nên biết

2. Nguyên tắc cần nhớ trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Dưới đây là những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất. Giai đoạn bé 9 tháng tuổi là giai đoạn bé tập nhai và được ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc, không cần rây qua lưới. Mẹ cần thêm chất đạm động vật như thịt, cá, trứng vào thực đơn của bé. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần bao gồm đầy đủ các nhóm chất sau:

  • Tinh bột gồm có gạo, bún, nui, bột mì, phở…
  • Đạm gồm có thịt lợn, trứng, thịt gà, thịt cá, thịt bò, đậu hũ, hải sản.
  • Chất béo gồm có bơ thực vật, mỡ cá/thịt, dầu ăn…
  • Vitamin và khoáng chất gồm có củ, quả tươi và rau xanh…
  • Mẹ cần đảm bảo bé tiếp tục bú sữa đủ, từ 500 – 700ml mỗi ngày, bên cạnh việc bổ sung thức ăn dặm.
  • Đa dạng thức ăn và đổi món hàng ngày để giúp bé thích thú ăn mà không bị ngán. Rau xanh và trái cây tươi là thành phần không thể thiếu để giúp bé bổ sung vitamin và hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất

Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau xanh ở độ tuổi này. Bé đã ngồi vững ở giai đoạn này, mẹ cần đảm bảo bé ngồi ăn ở ghế ăn riêng, tránh việc cho bé ăn rong để bé có thể tập trung vào việc ăn và không trở nên lười ăn. Nếu bé đã có răng, mẹ có thể tăng độ thô của thức ăn để giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai tốt hơn.

3. Bé 9 tháng ăn được gì, bổ sung bao nhiêu là đủ?

Đối với trẻ 9 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất. Mẹ có thể cho bé ăn dặm với 3 bữa chính và thêm từ 1 – 2 bữa phụ. Các thực phẩm có thể bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, hải sản, cá, sữa chua, phô mai cùng các loại rau, củ, quả tươi. Trẻ 9 tháng cũng đã có thể ăn được cháo và lượng thức ăn của trẻ một ngày khoảng:

  • Sữa từ 500 – 700ml.
  • Thực phẩm tinh bột khoảng 40g.
  • Thực phẩm nhóm đạm (thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng…) khoảng 30g.
  • Các loại rau khoảng 20g.
  • Trái cây tươi khoảng 50 – 100g.
  • Dầu mỡ khoảng 6 – 10ml.
Xem thêm:  Hướng dẫn thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng BLW, dễ tăng cân

4. Gợi ý một vài món ngon trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng

Bé 9 tháng có thể tăng thô với rất nhiều các món ăn. Tuy nhiên, cháo vẫn là món phổ biến và phù hợp nhất để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Dưới đây là một vài món cháo ngon mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn dặm bé 9 tháng:

4.1. Cháo sườn, lòng đỏ trứng gà

Món cháo sườn nấu lòng đỏ trứng gà rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ, mẹ có thể tham khảo cách làm như sau:

Nguyên liệu

  • 20g gạo tẻ.
  • 3 – 4 miếng sườn heo non.
  • 1 lòng đỏ trứng gà.
  • 5g dầu ăn.
  • 250ml nước.
  • Nước mắm.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm khoảng 30 phút.
  • Bước 2: Rửa sạch sườn heo và trần sườn trong nước sôi. Sau đó, đặt gạo và sườn vào nồi nấu chậm trong khoảng thời gian 30 – 45 phút.
  • Bước 3: Khi thấy gạo và sườn đã mềm, đánh tan lòng đỏ trứng gà và từ từ thêm vào nồi cháo. Sau đó, tắt bếp và cho cháo ra bát, để nguội trước khi cho bé ăn.
Cháo sườn lòng đỏ trứng gà

Cháo sườn lòng đỏ trứng gà

4.2. Cháo tôm, cải bó xôi

Cháo tôm – cải bó xôi là một món ăn ngon và thích hợp cho bé 9 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo cách chuẩn bị và thực hiện dưới đây:

Nguyên liệu

  • 20g gạo.
  • 30g tôm.
  • 30g cải bó xôi.
  • 5g dầu ăn.

Hướng dẫn

  • Bước 1: Rửa sạch tôm và bóc vỏ, bỏ đầu và đuôi. Sau đó, sử dụng tăm để loại bỏ chỉ ở thân tôm rồi băm nhuyễn tôm. Tiếp theo, rửa sạch gạo và ngâm trong nước, sau đó đặt gạo vào nồi để ninh nhừ. Khi gạo đã nhừ, thêm tôm băm nhuyễn và cải bó xôi đã rửa sạch vào nồi ninh cùng.
  • Bước 2: Tiếp tục đun cho đến khi thấy tất cả các nguyên liệu đã chín nhuyễn. Sau đó, tắt bếp và thêm một chút dầu ăn vào.
Cháo tôm nấu với cải bó xôi

Cháo tôm nấu với cải bó xôi

Cháo tôm – cải bó xôi đã sẵn sàng để bé thưởng thức. Đây là một món ăn dặm ngon cho bé 9 tháng tuổi. Mẹ nhớ ghi chú lại công thức này nhé!

4.3. Cháo cá hồi bí đỏ

Cháo bí đỏ – cá hồi là một món ăn ngon và bổ dưỡng rất tốt cho bé. Dưới đây là cách chuẩn bị và nấu món này mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng:

Nguyên liệu

  • 30g cá hồi.
  • 30g bí đỏ.
  • 40g gạo tẻ.
  • 5g dầu ăn.
  • Hành lá và hành khô.

Hướng dẫn

  • Bước 1: Rửa sạch cá hồi và dùng giấy ăn để thấm khô cá. Sau đó, đặt cá vào nồi hấp với một số lát gừng để loại bỏ mùi tanh của cá.
  • Bước 2: Khi cá hồi đã hấp chín, gỡ xương và băm nhuyễn cá. Tiếp theo, đặt một nồi trên bếp và phi thơm hành khô, sau đó cho hành khô vào một bát riêng. Bí đỏ cũng cần được rửa sạch và gọt vỏ trước khi hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Đặt nồi chứa cá hồi và gạo đã rửa sạch lên bếp để nấu cháo. Đợi cho cháo nhừ ra và sau đó thêm bí đỏ vào nồi để đun sôi.
  • Bước 4: Cuối cùng, cho hành lá và hành khô (đã được phi thơm) cùng với một chút dầu ăn vào nồi. Cháo bí đỏ – cá hồi đã sẵn sàng để bé thưởng thức.
Cháo cá hồi nấu bí đỏ

Cháo cá hồi nấu bí đỏ

4.4. Cháo trứng gà khoai lang

Để nấu món cháo trứng gà với khoai lang rất đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu và làm theo hướng dẫn sau:

Xem thêm:  Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng: Vai trò và quy tắc chuẩn bị

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: ¼ lon.
  • Trứng gà sạch: 1 quả.
  • Khoai lang vàng: 1 củ.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cách làm thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch gạo và gạo vào nồi để nấu chín. Có thể sử dụng nồi nấu chậm Bear để tiết kiệm thời gian và giúp cháo mềm ngon hơn.
  • Bước 2: Khoai lang, rửa sạch rồi gọt bỏ cho vào hấp hoặc nấu luôn với gạo đều được.
  • Bước 3: Khi cháo đã chín, đánh đều lòng đỏ trứng và thêm vào nồi rồi đun thêm khoáng 5 phút, tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo ra bát và thêm vài giọt dầu ăn để nguội. Bé có thể ăn ngay sau đó.
Cháo trứng gà khoai lang

Cháo trứng gà khoai lang

4.5. Cháo cá hồi nếu với yến mạch và bí đỏ

Món cháo cá hồi nấu với yến mạch và bí đỏ rất giàu dinh dưỡng nên được bổ sung cho trẻ 9 tháng thường xuyên. Dưới đây là thực phẩm cần chuẩn bị và cách nấu mẹ có thể tham khảo:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Yến mạch: 40g.
  • Cá hồi: 25g.
  • Sữa tươi không đường: 1 hộp.
  • Bí đỏ: 20g

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa yến mạch với nước và ngâm khoảng 5 – 7 phút để mềm.
  • Bước 2: Bỏ da của cá hồi và rửa sạch. Sau đó, ngâm cá trong sữa tươi không đường khoảng 20 phút và hấp chín cùng một ít gừng. Khi cá đã chín, gỡ thịt ra và nghiền nhỏ.
  • Bước 3: Gọt sạch vỏ bí đỏ và hấp chín, sau đó nghiền nhỏ bí đỏ.
  • Bước 4: Cho yến mạch vào nồi nấu chậm cùng với lượng nước phù hợp và đun sôi cho chín. Sau đó, thêm cá hồi, bí đỏ đã nghiền nhỏ vào nồi và đun sôi thêm 5 phút.
Cháo cá hồi nấu bí đỏ yến mạch

Cháo cá hồi nấu bí đỏ yến mạch

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần phải được chú trọng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Việc lên thực đơn sẵn sẽ giúp bé dễ dàng chuẩn bị đầy đủ mỗi bữa ăn và biết được nguồn dinh dưỡng cần bổ sung là gì. Ngoài ra, để tăng thêm tính hữu ích trong việc chuẩn bị bữa ăn cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm của Bearviet để tiết kiệm thời gian và chế biến dễ dàng hơn. Đồng thời, thường xuyên ghé Bear Vietnam để cập nhật thêm những thông tin trong việc chăm sóc trẻ hàng nhé.

Hanh Do
Hanh Do

Tôi là Hạnh Đỗ, là một bà mẹ trẻ nên tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách trong hành trình làm mẹ và nuôi dạy con cái. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các mẹ khác để các mẹ có thể có một hành trình làm mẹ trọn vẹn và hạnh phúc hơn. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm theo dõi!

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Để lại bình luận

Bear Việt Nam
Logo
Register New Account
So sánh sản phẩm
  • Total (0)
So sánh
0
Giỏ hàng